Rau mồng tơi là loại rau dân dã, thường xuất hiện trong những bữa cơm gia đình của người Việt, đặc biệt là trong tiết trời oi bức của mùa hè. Đây cũng là loại rau thường được cánh mày râu rỉ tai nhau sử dụng để cải thiện “giống nòi”. Vậy, rau mồng tơi có tốt cho tinh trùng không? Nếu có thì nên sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để khám phá câu trả lời nhé!
1. Tìm hiểu về rau mồng tơi
Rau mồng tơi có tên khoa học là Basella alba L, thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae), còn có tên gọi khác là mùng tơi hay lạc quỳ.
Loại rau này thuộc dạng thân leo, có thể cho leo hàng rào hay bám vào các loại cây khác. Ngọn có thể vươn dài tới 10m. Hiện nay đã có giống mồng tơi thân lùn, lá to, có nhiều nhánh mọc ra từ kẽ lá.
Thân cây phân nhánh, có màu xanh hoặc tím nhạt.
Lá mồng tơi mọc so le, có cuống, phiến lá màu xanh hình trứng hay hình trái tim.
Hoa mọc thành cụm hình bông nhỏ ở các kẽ lá, có màu trắng hay tím đỏ.
Quả mồng tơi có hình cầu, mọng nước, dài khoảng 5mm. Khi còn non, quả có màu xanh, lúc chín có màu tím đen.
Loại rau này có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới ở Châu Á và Châu phi. Tại Việt Nam, rau mồng tơi được trồng khắp nơi trong cả nước để làm thực phẩm hoặc dược liệu chữa bệnh.

Các nghiên cứu Y học hiện đại đã chỉ ra, trong rau mồng tơi có chứa nhiều loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: Vitamin A, C, B1, B2, PP, Canxi, Magie, Sắt, các acid amin thiết yếu (arginine, isoleucine, Leucine, lysine,…),… Trong đó, hàm lượng Vitamin có trong lá mồng tơi cao gấp 3 lần rau cải, còn Vitamin A cao gấp 1.5 lần rau cải xoan.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tìm thấy nhiều hoạt chất có dược tính có trong loại cây này như saponin, chất chống oxy hóa, chất chống viêm beta sitosterol.
2. Lợi ích của rau mồng tơi đối với sức khỏe
Ở Việt Nam, người dân chủ yếu trồng rau mồng tơi để làm thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, trong các y thư cổ có ghi chép lại, rau mồng tơi có vị chua, tính hàn, quy kinh tâm, tỳ, can, đại trường, tá tràng, giúp thanh nhiệt, giải độc, thông tiện, nhuận tràng, giảm đau.
Tại Indonesia, người dân thường sử dụng rau mồng tơi để chữa táo bón ở trẻ hay dùng cho phụ nữ đẻ khó. Còn tại Ấn Độ, Bangladesh, rau mồng tơi được dùng làm thuốc để chữa bệnh lậu, viêm bao quy đầu, mề đay. Trong khi đó, ở Thái Lan, người dân thường sử dụng loại rau này để chữa một số bệnh về da như nấm đốm tròn, lang ben, bạch biến, gàu.
Ngoài những công dụng trên, rau mồng tơi còn mang tới nhiều lợi ích khác cho sức khoẻ như:
- Ngăn ngừa loãng xương: Nhờ hàm lượng canxi cao nên thường xuyên ăn rau mồng tơi giúp phòng ngừa hiệu quả nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi
- Giúp da tươi trẻ: Lá mùng tơi có tác dụng hoạt huyết, giúp dưỡng da, làm cho da mịn màng và tươi trẻ.
- Tốt cho phụ nữ có thai: Do chứa lượng lớn acid folic và sắt, phụ nữ có thai thường xuyên ăn rau mồng tơi sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu và làm giảm nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở trẻ.

- Giảm cholesterol: Chất nhầy Pectin có trong rau mồng tơi có khả năng hấp thu cholesterol, khiến chúng không thể thấm qua được màng ruột vào máu và bị đào thải ra ngoài qua đường đại tiện. Vì vậy, loại rau này rất hữu ích với những người đang muốn giảm cân, người tiểu đường, mỡ máu cao,…
- Tăng cường hệ miễn dịch: Sở dĩ rau mồng tơi giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật là do trong thành phần của nó có chứa lượng lớn Vitamin C. Nghiên cứu cho thấy, trong 100g rau mồng tơi có chứa tới 102mg Vitamin C.
- Tốt cho thị lực: Hàm lượng Vitamin A trong rau mồng tơi rất cao có tác dụng cải thiện thị lực, ngăn ngừa tình trạng suy giảm thị lực.
- Chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư: Ngoài các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, rau mồng tơi còn chứa lượng lớn carotenoid – chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào, từ đó giúp phòng ngừa ung thư.
- Làm lành vết thương, hỗ trợ giảm đau xương khớp: Nước cốt từ lá mồng tơi có khả năng làm lành các vết thương, đặc biệt là những vết bỏng.
3. Rau mồng tơi có tốt cho tinh trùng không?
Vô sinh nam đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Thay vì tới bệnh viện để thăm khám và điều trị, nhiều người thường lên mạng để tìm hiểu các cách chữa vô sinh tại nhà. Một trong những mẹo được nhiều nam giới chia sẻ cho nhau để cải thiện chất lượng tinh trùng chính là tăng cường ăn rau mồng tơi. Vậy điều này có đúng không?
Đáp án cho câu hỏi “rau mồng tơi có tốt cho tinh trùng không?” là CÓ! Các chuyên gia cho biết, trong rau mồng tơi có chứa các dưỡng chất cần thiết cho quá trình hình thành tinh trùng, từ đó giúp cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng, cụ thể như sau:
- Các chất chống oxy hóa như Vitamin C, Carotenoid có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây hại cho tinh trùng, từ đó giúp cải thiện khả năng di động, số lượng, hình thái của tinh trùng, giảm tỷ lệ tinh trùng dị dạng.
- Acid folic: Các chuyên gia cho biết, nồng độ acid folic liên quan trực tiếp tới sức khoẻ tinh trùng. Nếu hàm lượng Folate thấp sẽ làm tổn thương DNA của tinh trùng, từ đó làm giảm mật độ tinh trùng, tăng tỷ lệ phân mảnh ADN tinh trùng.
- Canxi: Thường xuyên ăn rau mồng tơi giúp bổ sung canxi – một khoáng chất tham gia vào quá trình sinh tinh, giúp cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng.
- Arginine: Loại acid amine này có tác dụng bảo vệ lớp màng tinh trùng, từ đó giúp cải thiện khả năng vận động của các tinh binh, giảm tỷ lệ tinh trùng dị dạng. Ngoài ra, arginine còn giúp tăng cường lưu lượng máu tới dương vật, giúp cải thiện khả năng cương cứng của dương vật, khắc phục hiệu quả tình trạng rối loạn cương dương, xuất tinh sớm.
Vì những lý do trên, rau mồng tơi xứng đáng nằm trong danh sách “ăn gì cho tinh trùng khỏe mạnh” mà nam giới cần lưu ý bổ sung nếu muốn có con sớm.

4. Một số món ăn từ rau mồng tơi tốt cho tinh trùng
Món ăn đơn giản nhất từ rau mồng tơi mà bất cứ ai cũng có thể nấu được là canh mồng tơi. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả tốt nhất trong việc cải thiện sức khoẻ tinh trùng và khả năng sinh lý nam giới, bạn nên kết hợp loại rau này với một số loại thực phẩm có công dụng tương tự như cật heo, tỏi, tôm, lạc, đậu nành,…
Dưới đây là cách chế biến một số món ăn đơn giản từ rau mồng tơi mang lại hiệu quả cao:
4.1. Rau mồng tơi xào tỏi
Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin có tác dụng tăng cường lưu thông máu tới dương vật và thúc đẩy quá trình sản xuất tinh trùng. Kết hợp rau mồng tơi với tỏi không chỉ giúp cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng, mà còn tăng cường “bản lĩnh phái mạnh”.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rau mồng tơi: 300g
- Tỏi: 1 củ
- Gia vị: mắm, muối, hạt tiêu, ớt, dầu ăn
Cách chế biến:
- Sơ chế rau mồng tơi: nhặt lấy phần lá và ngọn non, bỏ phần thân cứng và những lá già. Sau đó rửa sạch, để ráo nước.
- Tỏi bóc bỏ vỏ, dập nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái thành lát nhỏ.
- Chuẩn bị 1 nồi nước có thêm 1 thìa muối hạt. Đun sôi rồi cho rau vào, dùng đũa nhấn chìm rau trong nước. Tới khi nước sôi trở lại thì vớt ra và cho ngay vào thau nước lạnh. Sau đó, vớt nhau ra rổ và để ráo nước.
- Bắc chảo lên bếp với 1 ít dầu ăn. Khi dầu nóng già thì cho tỏi vào, phi tới khi vàng thơm. Sau đó, đổ rau mồng tơi vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi đảo đều trong 1 phút và tắt bếp.

4.2. Canh mồng tơi nấu tôm
Tiếp theo trong danh sách các món ăn bổ tinh trùng không thể thiếu món canh rau mồng tơi nấu tôm. Tôm là loại thực phẩm rất giàu kẽm – một nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tinh. Thiếu kẽm sẽ gây ra tình trạng tinh trùng loãng – một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam.
Vì vậy, nếu muốn nhanh chóng có con, cánh mày rau hãy thường xuyên ăn món canh mồng tơi nấu tôm này nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu
- Rau mồng tơi: 200g
- Tôm tươi: 100g
- Hành lá. hành tím
- Gia vị: mắm, dầu ăn, hạt tiêu, hạt nêm
Cách chế biến
- Sơ chế tôm: Tôm sau khi rửa sạch thì lột bỏ vỏ, lấy chỉ tôm rồi thái nhỏ hoặc băm nhuyễn. Ướp tôm với muối, tiêu, đường, cà phê, hành tím, hành lá trong khoảng 5 phút.
- Sơ chế rau mồng tơi: Rau sau khi nhặt sạch thì đem rửa sạch, thái thành đoạn vừa ăn.
- Bắc chảo lên bếp với 1 ít dầu ăn, khi dầu nóng già cho hành tím vào phi thơm. Tiếp theo cho tôm đã tẩm ướp vào đảo đều. Xào tôm tới khi hơi săn lại rồi cho 1 lượng nước vừa đủ vào nồi. Đợi cho nước sôi cho rau mùng tơi vào, nêm nếm gia vị. Đun sôi tầm 3 phút cho rau mồng tơi chín rồi tắt bếp.
4.3. Rau mồng tơi nấu cật heo
Cật heo nằm trong danh sách những loại thực phẩm hàng đầu giúp bổ thận tráng dương, tăng cường chất lượng tinh trùng. Vì vậy, trong những món ăn từ rau mồng tơi tốt cho tinh trùng không thể không kể tới món cật heo xào rau mồng tơi.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rau mồng tơi: 300g
- Cật heo: 1 cái
- Gia vị: mắm, muối, đường, hạt nêm, hành lá
Cách chế biến:
- Sơ chế cật heo: Bổ dọc cật heo, cắt bỏ lớp mỡ bên trong rồi bóp muối cho sạch nhớt, rửa kỹ rồi thái thành miếng mỏng.
- Sơ chế rau mồng tơi: Rau sau khi nhặt sạch thì đem rửa sạch, thái thành đoạn vừa ăn.
- Bắc chảo lên bếp với 1 ít dầu ăn. Đợi khi dầu nóng già thì cho hành vào phi thơm. Tiếp theo cho cật heo vào và xào khoảng 2-3 phút với lửa lớn.
- Thêm 600ml nước vào nồi. Tới khi nước sôi thì cho rau mồng tơi vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Đun sôi khoảng 3 phút rồi tắt bếp.
5. Những lưu ý khi sử dụng rau mồng tơi
Mặc dù là loại rau có nhiều công dụng tốt, tuy nhiên, nếu sử dụng rau mồng tơi không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nam giới cần lưu ý những điều sau đây khi ăn rau mồng tơi:
Không ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều rau mồng tơi sẽ khiến cơ thể khó hấp thu các dưỡng chất quan trọng khác. Bởi trong loại rau này có chứa lượng lớn acid oxalic. Chất này có thể kết hợp với sắt và canxi tạo thành phức hợp cản trở khả năng hấp thu các chất khác.
Những người sau đây không nên ăn rau mồng tơi:
- Người bị sỏi thận, gút: Rau mồng tơi có chứa nhiều purin, khi vào cơ thể sẽ hình thành acid uric, làm tình trạng bệnh xấu đi.
- Người mắc bệnh thận: Cũng như trên, acid uric hình thành do ăn nhiều rau mồng tơi có thể gây lắng đọng và tạo thành sỏi thận.
- Người mới lấy cao răng: Trong 1-2 tuần đầu sau khi lấy cao răng không nên ăn rau mồng tơi vì có thể tạo thành mảng bám ố vàng trên răng
- Người bị đau dạ dày hay đi ngoài phân lỏng: Rau mồng tơi có tính hàn có thể khiến dạ dày khó chịu làm tình trạng đi ngoài thêm phần trầm trọng.
Không kết hợp rau mồng tơi với thịt bò: Khi kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ làm giảm tính nhuận tràng của rau mồng tơi, gây đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là những người đang bị táo bón.
Không ăn rau mồng tơi để qua đêm: Món ăn từ rau mồng tơi để qua đêm có thể gây biến chất và hình thành các độc tố gây hại cho cơ thể.
Chọn rau mồng tơi sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Rau mồng tơi an toàn, không nhiễm hóa chất thường có lá màu xanh hơi vàng, phiến lá ngắn và dày, thân giòn, rắn chắc. Còn rau bị nhiễm hoá chất thường có màu xanh đậm, thân to mập, lá bóng mượt, mướt mắt.

Hi vọng những thông tin hữu ích có trong bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Rau mồng tơi có tốt cho tinh trùng không?” và những lưu ý khi sử dụng loại rau này để mang lại hiệu quả cao nhất. Mọi thắc mắc về tình trạng sức khỏe tinh trùng, xét nghiệm tinh dịch đồ, các bệnh lý sinh sản nam giới và sản phẩm HSEED PLUS hãy liên hệ ngay đến số điện thoại miễn cước 0243 389 9889 ngay nhé!